Giải vô địch thế giới thuyền máy Công thức 1 (còn gọi là F1) do Liên đoàn thuyền máy quốc tế (Union Internationale Motonautique – UIM) tổ chức và được H2O Racing quảng bá, nên thường được gọi vắn tắt F1H2O.
F1H2O trải nghiệm tuyệt đỉnh cho người mê tốc độ mạo hiểm
Việt Nam sở hữu chiều dài bờ biển lên tới 3.260km, vì thế người hâm mộ đã biết tới những môn đặc thù như bơi, chèo thuyền Kayak, cano kéo dù bay, chèo ván SUP, lặn bình khí… Và chúng ta cũng không lạ lẫm với đua mô tô nước Jetski, 1 nội dung có trong chương trình thi đấu tại Bình Định vào cuối tháng 3/2024.
Nhưng đặc biệt, mới lạ, hấp dẫn hơn cả phải kể tới Giải vô địch thế giới thuyền máy Công thức 1 (F1) – F1H2O. Đây là giải đua thuyền cao tốc cấp độ cao nhất trên thế giới và do đó, nó có chung danh hiệu F1, tương tự như giải đua xe F1.
Sức hấp dẫn của cuộc đua trên nước với thể thức cao nhất: tốc độ, mạo hiểm, luật chơi cạnh tranh. Mỗi cuộc đua chính thức thường kéo dài khoảng 45 phút. Mỗi lap (vòng đua) có độ dài hơn 2.000m, những cỗ máy có tổng trọng lượng lên tới 400kg cùng nhau cạnh tranh những đua tốc có thể lên tới 250km/h.
Không chỉ lôi cuốn bởi những pha bứt tốc, bám cua trên từng mét nước, qua đó tìm ra người cán đích nhanh nhất vòng, nhanh nhất chặng, mà những pha va chạm cũng làm nên sức hút riêng cho F1H2O.
F1H2O trải nghiệm tuyệt đỉnh cho người mê tốc độ mạo hiểm
Việt Nam sở hữu chiều dài bờ biển lên tới 3.260km, vì thế người hâm mộ đã biết tới những môn đặc thù như bơi, chèo thuyền Kayak, cano kéo dù bay, chèo ván SUP, lặn bình khí… Và chúng ta cũng không lạ lẫm với đua mô tô nước Jetski, 1 nội dung có trong chương trình thi đấu tại Bình Định vào cuối tháng 3/2024.
Nhưng đặc biệt, mới lạ, hấp dẫn hơn cả phải kể tới Giải vô địch thế giới thuyền máy Công thức 1 (F1) – F1H2O. Đây là giải đua thuyền cao tốc cấp độ cao nhất trên thế giới và do đó, nó có chung danh hiệu F1, tương tự như giải đua xe F1.
Sức hấp dẫn của cuộc đua trên nước với thể thức cao nhất: tốc độ, mạo hiểm, luật chơi cạnh tranh. Mỗi cuộc đua chính thức thường kéo dài khoảng 45 phút. Mỗi lap (vòng đua) có độ dài hơn 2.000m, những cỗ máy có tổng trọng lượng lên tới 400kg cùng nhau cạnh tranh những đua tốc có thể lên tới 250km/h.
Không chỉ lôi cuốn bởi những pha bứt tốc, bám cua trên từng mét nước, qua đó tìm ra người cán đích nhanh nhất vòng, nhanh nhất chặng, mà những pha va chạm cũng làm nên sức hút riêng cho F1H2O.
Về luật chơi, cuộc đua được chia ra làm 3 ngày. Ngày 1 đua phân hạng, ngày 2 đua nước rút và ngày 3 đua quyết định. Thành tích mỗi ngày đấu có tác động trực tiếp tới kết quả chung cuộc, vì thế người xem sẽ được chứng kiến các VĐV phô diễn hết những kĩ năng tinh túy nhất mà họ có.
Việt Nam là ứng cử viên vô địch mùa giải 2024
Lần đầu tiên Việt Nam vinh dự trở thành chủ nhà của UIM-ABP Aquabike 22 – 24/3) và UIM F1H2O (29 – 31/3), càng đặc biệt hơn khi 2 nội dung đua nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ Amazing Binh Dinh Fest nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 – 31/3/2024).
Điều hấp dẫn hơn cả, Việt Nam có đội đua mang tên Bình Định – Việt Nam. Chúng ta có sự phục vụ của 2 ngôi sao Jonas Andersson (Thụy Điển) là đương kim vô địch F1H2O 2023 và Stefan Arand (Estonia) thi đấu.
Tại chặng đua khai màn mùa giải 2024, UIM F1H2O Grand Prix of Indonesia, Andersson và Arand lần lượt cán đích ở vị trí thứ 3, 4 cuộc đua chính. Trước đó, ở cuộc đua phân hạng, siêu sao Andersson đều cán đích đầu tiên.
Nếu không gặp sự cố động cơ ở những vòng đua cuối, Andersson đã về nhất chặng đua vừa qua. Người ta thường nói “đầu xuôi đuôi lọt” nhưng với tay lái 49 tuổi đang thi đấu cho Bình Định điều này không quan trọng.
Năm ngoái, VĐV Andersson cũng thi đấu không tốt ở Indonesia, nhưng anh vô địch 4 chặng còn lại, cuối cùng vô địch đầy thuyết phục. Điều tích cực tiếp theo, Bình Định – Việt Nam đang dẫn đầu bảng xếp hạng các đội đua với 38 điểm, đội Sharjah (UAE) hạng 2 với 34 điểm, Stromoy Racing (Đan Mạch) 27 điểm.
Đây là lợi thế lớn, bởi chặng đua sắp tới sẽ diễn ra tại Việt Nam. Ngay sau khi kí kết hợp đồng thi đấu cho Việt Nam, Andersson và Arand có nhiều thời gian làm quen, trải nghiệm, nên vịnh Thị Nại sẽ là “sân nhà” của 2 VĐV.
Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Indonesia là 2 nước đứng ra đăng cai 1 chặng đua tại F1H2O. Đất nước vạn đảo trở thành chủ nhà 1 chặng đua năm 2023, tuy nhiên họ chưa có đội đua như Việt Nam. Để trở thành chủ nhà chặng đua đã khó, và nỗ lực sở hữu VĐV như cũng không đơn giản. Và đây là nỗ lực rất lớn của UBND tỉnh cùng các doanh nghiệp đã hỗ trợ, trong đó có Công ty Fleur de Lys Hospitality, đơn vị tài trợ đội đua.
Do chi phí tổ chức, tiền bỏ ra để mua chiếc thuyền là rất lớn, tính riêng 1 chiếc thuyền máy vào khoảng 18 tỷ đồng, mỗi đội cần ít nhất 3 thuyền/mùa. Nên môn chơi này thường phổ biến ở những quốc gia giàu có như Italia, Thụy Điển, Qatar và đặc biệt là UAE (có 3 đội đua mùa giải 2024). Có thể thành công nếu tổ chức F1H2O ở những quốc gia kể trên, nhưng tại Việt Nam rủi ro sẽ cao hơn.
Xét về mặt bằng giá chung của các môn thể thao, giá xem F1H2O có phần nhỉnh hơn. Tuy nhiên so với đua xe F1 trên mặt đất (vé từ 1.000, 2.000 tới 10.000 USD) thì bỏ tiền xem F1 dưới nước là sự lựa chọn giá rẻ. Ngoài xem thể thao, khán giả còn được thưởng thức ẩm thực, các chương trình m nhạc đường phố; Đêm võ đài Bình Định; Carnival đường phố; Đêm nhạc quốc tế với những ngôi sao nổi tiếng thế giới; biểu diễn Aquabike show;…và đặc biệt được xem thần tượng âm nhạc Hàn Quốc (Kpop) Taemin biểu diễn.