Cỗ máy 18 tỷ đồng F1H2O va chạm có thể vỡ vụn, fan mê tốc độ Việt Nam háo hức chờ đợi

Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ có đại diện tranh tài UIMF1H2O World Championship, gồm 2 tay đua Jonas Andersson và Stefen Arand trong màu áo Bình Định – Việt Nam

Không chỉ những pha vào cua, đua tốc độ lên tới hàng trăm km/h, mà các tình huống va chạm cũng mang tới sự kịch tính, hấp dẫn của môn đua thuyền máy công thức 1 thế giới (F1H2O).

Sức hấp dẫn từ những pha va chạm khiến thuyền F1H2O vỡ vụn

UIM F1H2O World Championship, cuộc đua thuyền máy thế giới sắp diễn ra tại Vịnh Thị Nại, Quy Nhơn, Bình Định cuối tháng 3 là môn chơi tốc độ và đầy thách thức.

Các tay đua đối mặt với những khúc cua khó, và phải tăng tốc chóng mặt ở đoạn đường thẳng. Sự cạnh tranh giữa các tay đua không chỉ là về tốc độ tối đa mà còn là về khả năng điều khiển thuyền trong những điều kiện khó khăn.

Trong các cuộc đua F1H2O, va chạm có thể xảy ra khi các tay đua cố gắng vượt qua nhau trong các vòng đua ngắn và quanh co. Những pha va chạm này không chỉ làm tăng tính cạnh tranh mà còn đòi hỏi sự kỹ năng và sự kiên nhẫn từ các tay đua.

Chiến lược cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự hấp dẫn cho F1H2O. Quyết định lúc nào nên tăng tốc, ôm cua ra sao và lúc nào nên chấp nhận rủi ro có thể ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng của cuộc đua.

Đua trên mặt nước mang lại nhiều thách thức đặc biệt, từ sóng lớn đến gió mạnh và điều kiện thời tiết không ổn định. Những yếu tố này không chỉ làm tăng tính khó dự đoán được mà còn làm tăng độ khó của cuộc đua.

Trong lịch sử F1H2O suốt 4 thập kỷ qua, người ta đã chứng kiến rất nhiều pha chạm kinh hoàng. Những cỗ máy có trị giá lên tới hơn 18 tỷ đồng được thiết kế kiên cố, khi va vào nhau ở tốc độ trên 100 – 200 km/h cũng vỡ nát, hóa thành đống kim loại.  

Các pha va chạm trong cuộc đua F1H2O có thể xảy ra những tình huống nguy hiểm và đầy căng thẳng cho tay đua. Tình huống nguy hiểm trong F1H2O là khi hai tàu đua va chạm đầu thuyền.

Tốc độ cao và sức mạnh của các tàu đua đối đầu trực tiếp với nhau, va chạm đầu vào đầu có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng cho cả hai tay đua và tàu cũng vỡ nát, biến dạng. Bên cạnh đó, tay đua còn có nguy cơ đụng độ với thuyền khác, va vào vật cản trên đường đua (phao).

Một trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, có thể dẫn đến lật thuyền đua, đặc biệt là khi thuyền đánh mạnh vào song, hoặc đâm vào các vật cản trên sân đua.

F1H2O nguy hiểm nhưng tạo ra sức hút khó cưỡng

Sự mạo hiểm và rủi ro trong các pha va chạm, vượt qua các vật cản và chiến thắng ở những đoạn đường uốn lượn đầy cam go tạo ra những cảm xúc mạnh mẽ cho khán giả. Cuộc đua F1H2O mang lại cho khán giả cảm giác hưng phấn và căng thẳng, giống như một cuộc phiêu lưu đầy kích thích.

Trong chặng Grand Prix of Indonesia, tay đua Ferdinand Zandbergen (đội Red Devil - Smc F1 Team) đã gặp sự cố lật thuyền, phải cử cứu hộ ra kéo thuyền vào bờ.
Trong chặng Grand Prix of Indonesia, tay đua Ferdinand Zandbergen (đội Red Devil – Smc F1 Team) đã gặp sự cố lật thuyền, phải cử cứu hộ ra kéo thuyền vào bờ.

Cuộc đua F1H2O thường diễn ra với tốc độ cực kỳ cao, khiến cho mỗi cuộc đua trở thành một trải nghiệm kích thích đầy thách thức cho cả tay đua và khán giả. Kỹ thuật, kinh nghiệm cùng khả năng điều khiển tàu đua ở tốc độ cao của các tay đua cũng là một điểm thu hút lớn.

Tốc độ của mỗi con thuyền máy có thể đạt 250km/h, thậm chí lên đến 261km/h

 

Và điều quan trọng nữa, các sự kiện UIM F1H2O World Championship thường diễn ra tại những địa điểm nổi tiếng và đẹp mắt trên thế giới, như bên bờ biển, trên các con sông hoặc hồ nước. Khán giả không chỉ được thưởng thức cuộc đua mà còn được ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp xung quanh. Âm nhạc sôi động và các hoạt động giải trí khác cũng là một phần quan trọng trong trải nghiệm của khán giả.

Giống như ở chặng Grand Prix of Binh Dinh sắp tới, vịnh Thị Nại với diện tích 5.000ha, là nơi lý tưởng để làm đấu trường mặt nước. Đây sẽ là một điểm đến tuyệt vời cho những ai yêu thích sự yên bình và hòa mình vào vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên.

Với người hâm mộ Việt Nam, F1H2O là môn thể thao lạ lẫm, tuy nhiên nó khiến những người đam mê tốc độ trên nước phấn khích, háo hức chờ đợi.

Một trong 3 chiếc thuyến đấu của đội Bình Định – Việt Nam
Một trong 3 chiếc thuyến đấu của đội Bình Định – Việt Nam

 

Anh Hà Văn Nghĩa là một đầu bếp tại Quy Nhơn, thí sinh tham dự chương trình “Toả sóng đam mê Aquabike”, phấn khích nói: “F1H20 là môn chơi tuyệt vời, quá nhanh quá nguy hiểm nếu như Việt Nam có thể tổ chức các sự kiên như này hàng năm thì chắc chắc ngành du lịch sẽ được kích cầu, và chắc chắn sẽ thu hút được những khách du lịch nước ngoài sẽ biết đến Việt Nam ta nói chung và Bình Định nói riêng”.

Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ có đại diện tranh tài UIMF1H2O World Championship, gồm 2 tay đua Jonas Andersson và Stefen Arand trong màu áo Bình Định – Việt Nam
Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ có đại diện tranh tài UIMF1H2O World Championship, gồm 2 tay đua Jonas Andersson và Stefen Arand trong màu áo Bình Định – Việt Nam

 

Bên cạnh giải đua mang tầm quốc tế như UIM – ABP Aquabike World Championship (diễn ra từ 22/3 – 24/3) và UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh (29/3 – 31/3), đua thuyền truyền thống, ngay tại Vịnh Thị Nại còn diễn ra các hoạt động thể thao mang tính biểu diễn nghệ thuật đẳng cấp cả ở dưới nước lẫn trên bầu trời Quy Nhơn, gồm: Flyboard (thể thao đứng nước), Skyrider (dù lượn) và Silver Surf (ván phản lực).Đây sẽ là những show diễn ấn tượng, mãn nhãn phục vụ du khách trong và ngoài nước đến với Tuần lễ Amazing Binh Dinh Fest.

Bên cạnh giải đua mang tầm quốc tế: UIM – ABP Aquabike World Championship (diễn ra từ 22/3 – 24/3) và UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh (29/3 – 31/3), đua thuyền truyền thống, ngay tại Vịnh Thị Nại còn diễn ra các hoạt động thể thao mang tính biểu diễn nghệ thuật đẳng cấp cả ở dưới nước lẫn trên bầu trời Quy Nhơn, gồm: Flyboard (thể thao đứng nước), Skyrider (dù lượn) và Silver Surf (ván phản lực).

Đây sẽ là những show diễn ấn tượng, mãn nhãn phục vụ du khách trong và ngoài nước đến với Tuần lễ Amazing Binh Dinh Fest.

Sẽ có màn trình diễn drone light trên bầu trời Quy Nhơn vào ngày 31/3 tại Bế mạc Amazing Binh Dinh Fest

 

Giải đua Grand Prix of Binh Dinh nhận được sự đồng hành của các thương hiệu: Sacombank, KBC (Kinh Bac City), Merryland Quy Nhơn – Tập đoàn Hưng Thịnh ở vai trò Nhà tài trợ Kim cương ; Nhà tài trợ vàng: Petrolimex, KCN Nhơn Hội; Nhà vận chuyển chính thức: Vietnam Airlines ; Nhà tài trợ bạc: Vinacapital, The Ocean Resort và Enimac; Đơn vị đồng hành: Tập đoàn Việt Thuận – Du thuyền Essence Grand.

Hiện tại, vé xem giải đấu đang từ 800.000 đồng – 12.000.000 đồng tuỳ vị trí, combo, được bán rộng rãi với công ty lữ hành và ở website của Ban tổ chức: https://grandprixofbinhdinh.com/mua-ve-2/

Hotline: 1900 272774